Có thể trong tháng 5/2020 người dân cả nước được sinh hoạt, làm việc, các tổ chức, cá nhân kinh doanh sẽ được hoạt động trở lại sao những tháng ngày khắc khổ, kinh tế giảm mạnh.
Covid-19 đã đi, có lẻ cũng chưa hẳn là xa lắm. Và nó như “một liều thuốc thử” thể hiện được sức khỏe của toàn thể doanh nghiệp Việt Nam đang thế nào? Độ phản ứng nhanh của họ ra sao khi đối mặt với khủng hoảng, từ đó có thể thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cả cơ hội phía trước mà hệ luỵ đại dịch để lại cho nền kinh tế nước ta, hàng loạt các dịch vụ, cơ sở kinh doanh lớn nhỏ ngưng hoạt động để phòng chống dịch.
Khi hoạt động, kinh doanh trở lại chúng ta phải:
- Lấy lại thị trường
- Đẩy mạnh thương hiệu trở lại
- Cạnh tranh khóc liệt hơn trước gấp nhiều lần
- Củng cố lại đội ngũ nhân viên
- Và rất nhiều điều khác cần làm....
Qua đó, chắc một số bạn cũng nhận ra rằng hoạt động online là an toàn, cấp bách nhất trong một số thời điểm quan trọng như “ngàn cân treo sợi tóc” đúng không ạ? Và các nơi kinh doanh truyền thống khi bị đóng cửa rồi thì chỉ ngồi nhà chờ đợi, than thở, thậm chí trách móc,...Còn các nơi, những ai đã tiếp cận, đã tin và đã sử dụng MXH cùng các hình thức Marketing Online rồi thì họ vẫn an tâm hoạt động kinh doanh gỡ gạt phần nào trong khi họ vẫn ngồi nhà và doanh nghiệp vẫn bị đóng cửa.
Các nhà kinh doanh khác họ đã “ Dọn hàng từ kệ lên internet’ từ rất sớm các bạn ạ. Hoạt động kinh doanh trên online có thể xem là “chiếc đũa thần” của các doanh nghiệp, dịch vụ trong tình hình kinh tế suy giảm do dịch bệnh hiện nay. Thậm chí đã có nhiều doanh nghiệp nắm bắt được chiếc đũa này để tạo cơ hội có thể thúc đẩy kinh doanh tốt, an toàn và hiệu quả hơn sau dịch.
Ông Philip Nguyễn Kỳ - chủ chuỗi Đảo Hải Sản và Lobster Bay chia sẻ trên trang (thesaigontimes): “Chúng tôi tập trung giao hàng tận nhà khoảng một tháng nay, nhưng vẫn chưa đạt doanh thu kỳ vọng, chi phí cũng còn cao. Đợt này đóng cửa thì bắt buộc đẩy mạnh bán online, chuyển toàn bộ hoạt động kinh doanh sang các nền tảng giao hàng như GrabFood, Now, Go-food, Baemin... Tôi nghĩ quyết định đóng cửa của TP sẽ lâu hơn, nên sớm lên phương án tiếp theo”.
Theo ông Trần Việt Tiến, thường vụ Ban chấp hành của Hawa cũng có chia sẻ trên trang (thesaigontimes: “Đây là hướng đi tất yếu, dài hạn đối với không chỉ ngành gỗ mà còn nhiều ngành hàng khác. Dù đang đối diện với khủng hoảng nhưng thời điểm này cũng là cơ hội để kiện toàn hệ thống kinh doanh trên online. Bởi lẽ kinh doanh truyền thống đang bộc lộ nhiều hạn chế vì chi phí vận hành cao, kém năng động nhưng chưa được quyết liệt cải tổ”
Bởi họ hiểu và vận dụng được câu nói của triết gia Descartes “Tôi tư duy nên tôi tồn tại”. Tuy vậy bạn đừng nghĩ "Chỉ những doanh nghiệp lớn mới có khả năng, mới có thể đầu tư,...họ lớn họ làm lớn, mình vừa và nhỏ thì mình đầu tư phù hợp với quy mô của mình.
- Phải có các trang MXH đầy đủ
- Phải có website nâng tầm uy tín thương hiệu
- Có các hệ thống trang TMĐT
- Cần có sự chuẩn bị, có sự đầu tư hiểu biết và khôn ngoan thời 4.0
Ngay cả khi không có mặt bằng, không có cửa hàng, không có nhân viên thì chúng ta vẫn kinh doanh được. Khi bạn đang ngủ thì website vẫn đang hoạt động, bán hàng, kinh doanh, tiếp nhận khách hàng cho bạn.
Như các bạn biết đấy:
- Ngành ngấm đòn nặng nhất là DU LỊCH
- Bên cạnh là ngành HÀNG KHÔNG
- Tiếp theo là các CỬA HÀNG KINH DOANH
- Và BẤT ĐỘNG SẢN cũng đang khóc dỡ
Hiện trạng các ngành đang chết đứng, nhất là các lĩnh vực nào phụ thuộc vào nước ngoài. Còn kinh doanh trong nước thì người Việt ta vẫn rất lanh trí, cẩn thận...trước khi mua gì, đi đến đâu, sử dụng dịch vụ của ai họ cũng dùng “ Google” để tìm hiểu, bởi trang FB, Page có uy tín chăng? Đáng tin cậy chăng? Hầu như 90% người dùng Google, và bạn, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh của bạn có trên Google chưa??? Khi khách hàng tìm sẽ có thông tin gì chăng? Và nhất là những đánh giá tốt, dịch vụ được ưa chuộn từ google hay người dùng có chưa?
- Bạn muốn 63 tỉnh thành biết đến dịch vụ của mình hay chỉ gói gọn tại địa phương?
- Bạn muốn người dùng dù tìm ở kênh nào cũng có mặt doanh nghiệp của bạn?
- Bạn muốn dù có tiếp theo trận đại dịch nào thì bạn vẫn kinh doanh, khách hàng thân thiết hay người dùng vẫn không quên thương hiệu của bạn!
- Bạn muốn kêu gọi thêm vốn đầu tư
- Và nhất là ngang tầm với các doanh nghiệp, công ty lớn hơn bạn, ít nhất là về công nghệ truyền thông.
Bạn đừng để “ Lợi nhuận” công việc của bạn phụ thuộc và tầm hiểu biết của “ Riêng bạn” và các hình thức PR xưa cũ. Tôi có thể làm kinh doanh không tốt hơn các bạn nhưng tôi tin rằng tôi có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những phương pháp, những công cụ giúp các bạn làm tốt trong việc kinh doanh và quảng bá thương hiệu, giải quyết được các nhu cầu của mình như đã nói trên.
Nhiều doanh nghiệp đang quyết liệt tái cơ cấu, đổi mới trong các hoạt động sản xuất-kinh doanh vì sự sống còn của mình, còn bạn thì sao? Hay vẫn lao đao chưa có hướng giải quyết ổn thỏa. Hãy để đứa con tin thần, kinh tế của mình, của các nhân viên, của gia đình và xã hội được nâng tầm, hãy nhìn lại cách các doanh nghiệp họ xoay xở và vượt qua trong mùa dịch bệnh COVID-19 để bạn nâng tư duy biết mình nên đầu tư vào đâu, khía cạnh nào mình còn thiếu xót nhé!